Đề tài nghiên cứu hệ thống báo tín hiệu khu giếng - Nhà máy nước Bắc Ninh (15/3)

Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh 15/05/2018

Đề tài nghiên cứu hệ thống báo tín hiệu khu giếng - Nhà máy nước Bắc Ninh - là một trong 2 đề tài được nhận quyết định khen thưởng "Sáng kiến cải tiến năm 2008" của Chủ tịch công ty. Đề tài do ông Đỗ Văn Trung - phòng Hồ sơ và quản lý tài sản thực hiện.

Phần 1: Thực trạng sự hoạt động của các Trạm Bơm Giếng của Nhà Máy Nước Bắc Ninh:

 Hiện tại Nhà Máy Nước Bắc Ninh có 13 Trạm Bơm Giếng nằm trải rộng trên các cánh đồng của Xã Hòa Long ở các vị trí khác nhau, khoảng cách từ các Trạm Bơm Giếng về nhà trực điều hành của công nhân vận hành là khá xa,giếng xa nhất là 3 km .

Các Trạm bơm giếng nằm độc lập với nhau tại nhà điều hành không có hệ thống hoặc thiết bị nào để người vận hành giám sát được một cách liên tục sự hoạt động của các Trạm bơm giếng.

Từ trước đến nay thông thường người vận hành Khu Giếng thường nhận thông tin về sự hoạt động của từng giếng  thông qua một số phương pháp sau:

-         Do người vận hành đi tuần tra, kiểm tra, đi đo mực nước động tĩnh, đi vận hành các giếng.

-         Do bộ phận Hóa Nghiệm theo dõi lưu lượng nước thô khai thác thấy ít hơn so với lưu lượng khai thác theo lý thuyết của từng giếng.

Đánh giá:

-               Những thông tin mà người vận hành Khu Giếng nhận được về tình trạng hoạt động của các Trạm Bơm Giếng đều không mang tính chủ động phải mất một thời gian mới biết được giếng đó còn hoạt động hay không, giếng đó mất điện hay có điện. Do đó sẽ không kiểm soát được tức thời sự hoạt động của các giếng.

-               Từ việc không kiểm soát được lưu lượng nước khai thác sẽ có thể dẫn đến việc cấp nước xuống mạng không an toàn, không đúng với kế hoạch cấp nước cũng như chất lượng cấp nước xuống mạng lưới.

 

 

Phần 2: Hệ thống báo tín hiệu sự hoạt động, có điện mất điện của các Trạm Bơm Giếng (TBG)

a.     Lý do phát triển đề tài:

-         Xuất phát từ thực tế hoạt động của các TBG ở trên dẫn đến một yêu cầu là phải giám sát tình trạng hoạt động của các TBG một cách liên tục để đảm bảo an toàn, đảm bảo lưu lượng nước khai thác theo đúng yêu cầu.

 

b.     Một số phương pháp thực hiện hệ thống báo tín hiệu các TBG:

-         Để thực hiện hệ thống báo tín hiệu các TBG có một số phương pháp sau:

    + b.1: Dùng hệ thống PLC kết hợp với các thiết bị phát và thu tín hiệu dạng sóng.

  Giá trị dự toán sơ bộ của hệ thống = 400.000.000 đ

    + b.2: Dùng các biến dòng( TI ) đo dòng điện của các động cơ tại tủ phân phối hạ thế. Sau đó dùng cáp tín hiệu chuyển trị số dòng điện (A) lấy từ các biến dòng về hệ thống đồng hồ đặt tại tủ điện ở nhà điều hành trung tâm.

Khi bơm giếng nghỉ thì đồng hồ chỉ 0 (A)

Khi bơm chạy đồng hồ sẽ có một trị số nhất định.

          Giá trị dự toán sơ bộ của hệ thống = 160.000.000 đồng

+b.3 : Dùng hệ thống các rơle điện tử có 3 cực E1, E2, E3 + các rơle trung gian + hệ thống dây dẫn điện thoại.

                   Giá trị dự toán sơ bộ của hệ thống = 40.000.000 đ

+b.4 : Dùng hệ thống dây điện thoại đưa tín hiệu điện áp 220v lấy từ các tiếp điểm của Khởi Động Từ đóng động cơ bơm giếng. Tuy nhiên phương pháp này không an toàn nên không được xem xét sử dụng.

   

 

c. Chọn phương án:

               -  Trên cơ sở xem xét cụ thể, chi tiết các yếu tố như: tính kinh tế, tính thực tế, sự an toàn, khả năng vận hành hệ thống và yêu cầu chức năng của hệ thống báo tín hiệu tôi đã tiến hành triển khai phương án b.3 :” dùng các rơle điện tử + rơle trung gian + dây điện thoại “ để báo tín hiệu hoạt động của các bơm giếng, báo tín hiệu có điện hoặc mất điện cung cấp cho bơm giếng .

 

Phần 3: Thiết kế, lắp đặt hệ thống báo tín hiệu hoạt động của các TBG dùng rơle điện tử + hệ thống các dây dẫn điện thoại.

1. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống:

a. Rơ le điện từ :

      Rơ le điện từ làm việc dựa trên nguyên tắc nam châm điện. Nó có hình dáng và cấu tạo  như  hình 1a, bao gồm các bộ phận chính sau:

-               Lõi thép tĩnh thường được gắn cố định với thân (vỏ) của rơ le  điện từ . Với rơ le điện từ  cỡ nhỏ thì lõi thép tĩnh thường là một khối thép hình trụ tròn  lồng qua cuộn dây.

-               Lá thép động có  gắn  các tiếp điểm động. Ở trạng thái cuộn hút chưa có điện lá thép động được tách xa khỏi lõi thép tĩnh nhờ lò so hồi vị.

Cuộn dây điện từ  (cuộn hút) được lồng vào lõi thép tĩnh có thể làm việc với điện một chiều hoặc xoay chiều.