Chương 2 Dự thảo quy chế quản lý hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh (15/3)

Admin 15/05/2018

Chương II

 CÁC QUI ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ

 

Điều 5. Trách nhiệm của quản lý nhà nước trong hoạt động thoát nước

1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển thoát nước; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp.

2. Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh lựa chọn đơn vị quản lý vận hành có đủ năng lực.

3Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố bổ sung các định mức, đơn giá dịch vụ thoát nước đô thị còn thiếu hoặc chưa phù hợp trên địa bàn tỉnh để áp dụng; Thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt giá dự toán hợp đồng quản lý vận hành; Thỏa thuận đấu nối được lập giữa hộ thoát nước và đơn vị quản lý vận hành; Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng và Chủ tịch UBND tỉnh về số liệu tình hình hoạt động thoát nước trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất; Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước (theo Điều 42, Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009).

4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước; Xác định thông báo và thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và Nghị định 04/2007/NĐ-CP; Tiếp nhận, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận; Theo dõi, kiểm soát việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận.

5. Sở Tài chính: Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức thu phí thoát nước của chủ sở hữu công trình thoát nước lập ; Hướng dẫn việc quản lý tài chính, kiểm tra và thẩm định quyết toán sử dụng phí thoát nước theo quy định.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Ninh về đầu tư phát triển hệ thống thoát nước.

7. Sở Nông nghiệp & PTNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

8. Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, các xã phường, trưởng các khu phố và khu dân cư chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý vận hành. Các tổ chức quần chúng và các tổ chức xã hội để tuyên truyền, giáo dục và truyền thôngvấn đề bảo vệ môi trường; Hướng dẫn các tổ chức, các hộ dân, cá nhân bảo vệ hệ thống thoát nước, phát hiện kịp thời và ngăn chặn các vi phạm có ảnh hưởng xấu tới môi trường (nguồn nước), làm hư hỏng, phá huỷ các công trình thoát nước.

9. Cảnh sát môi trường là đơn vị giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực thi, xử lý các vi phạm pháp luật trong các hoạt động thoát nước (áp dụng theo Điều 42 nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009).

Điều 6. Chủ sở hữu

1. Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh là chủ sở hữu toàn bộ hệ thống thoát nước trên địa bàn gồm:

a) Được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

b) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới trong thành phố;

c) Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn.

2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới Bắc Ninh sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.

3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao cho Ủy ban nhân dân thành phố (nếu có quy định trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư).

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các hộ xả nước thải và nước mưa

1. Các đối tượng sản sinh ra nước thải sinh hoạt và nước thải khác đều có quyền và nghĩa vụ đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng nếu hệ thống này đã được xây dựng và sẵn sàng để sử dụng. Công việc này phải hoàn tất trong vòng ba tháng kể từ khi có đơn yêu cầu đấu nối.

2Hộ xả nước thải sinh hoạt và không phải sinh hoạt nằm trong vùng phục vụ của hệ thống thoát nước đều phải trả tiền cho các dịch vụ thoát nước.

3Hộ xả nước thải đấu nối với hệ thống thoát nước đô thị có quyền:

a) Được cung cấp các dịch vụ trong quy chế này;

b) Yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kịp thời sửa chữa hoặc khôi phục hệ thống thoát nước khi bị hư hỏng;

c) Được bồi thường các mất máthư hỏng do đơn vị gây ra.

4. Đối với các công trình, nhà ở mới xây dựng, việc đấu nối phải được hoàn tất trước khi nhàcông trình đó đưa vào sử dụng.

5. Trường hợp trong một khu đất do một chủ sở hữu mà có nhiều hộ xả nước thì tất cả các hộ xả nước thải đều bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như trên.

6. Các hộ tự xử lý nước thải sau đó xả trực tiếp vào môi trường cần phải:

a) Tuân thủ quy chuẩn xả thải vào môi trường (xem Phụ lục 1);

b) Có Giấy phép xả thải của cơ quan có thẩm quyền;

c) Có sự chấp thuận của đơn vị quản lý vận hành đồng ý miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị.

7. Các hộ xả nước gián tiếp phải trang bị trạm bơm dâng bằng kinh phí của mình nếu ớc thải của hộ đó không tự chảy được vào hệ thống thoát nước đô thị.

8. Các hộ xả nước gián tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng mọi loại nước mưa và nước thải phát sinh trong phạm vi danh giới khu đất của mình.

9Hộ xả nước thải sử dụng các dịch vụ thoát nước có nghĩa vụ trả phí thoát nước cho đơn vị quản lý vận hành.

10. Hộ xả nước thải làm hư hỏng tài sản của các hộ kháclàm hư hại hệ thống thoát nướcảnh hưởng xấu đến môi trường đều phải bồi thường thiệt hại.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hệ thống thoát nước

1. Ký hợp đồng quản lý vận hành với đơn vị có đủ năng lực.

2. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành có đủ năng lực thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh hoặc giao thầu.

3. Thanh toán tiền cho đơn vị quản lý vận hành theo giá hợp đồng và khối lượng thực hiện.

4 Chủ sở hữu hệ thống thoát nước phải cung cấp đủ nguồn lực để mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa, phát triển hệ thống và đóng vai trò là chủ đầu tư.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước

1. Đơn vị quản lý vận hành được chủ sở hữu hệ thống thoát nước giao cho nhiệm vụ thu phí thoát nước. Số phí thu được sử dụng vào việc chi trả cho đơn vị quản lý vận hành, nếu thu không đủ thì ngân sách thành phố phải bù để đảm bảo vận hành theo quy trình.

2. Nước thải từ khi được xả vào hệ thống thoát nước trở thành tài sản của đơn vị quản lý vận hành.

3. Quyền của đơn vị quản lý vận hành thông qua hợp đồng quản lý vận hành phải bao gồm:

a) Ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng (trừ khách hàng hộ gia đình) và thực hiện mọi hoạt động theo hợp đồng dịch vụ đã ký;

b) Thu phí thoát nước;

c) Nhận thanh toán đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng quản lý vận hànhyêu cầu bồi thường thiệt hại tài chính do việc thanh toán chậm gây ra đã được cụ thể hóa theo hợp đồng;

d) Đề nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét, bổ sung và sửa đổi quy phạm, quy chuẩn, các định mức kinh tế - kỹ thuật chính sáchcó liên quan tới các hoạt động thoát nước;

e) Báo cáo với chủ sở hữu và đề nghị các cơ quan hữu quan có thẩm quyềnxử lý các vi phạm của tổ chức và cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động thoát nước.

4. Nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước gồm:

a) Vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước, bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ thoát nước cho khách hàng cả về chất lượng và số lượng theo đúng hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng dịch vụ đã ký;

b) Tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh có liên quan đến dịch vụ thoát nước, ký kết các hợp đồng dịch vụ với khách hàng (trừ hộ gia đình). Giải quyết các khiếu nại về dịch vụ thoát nước, bảo đảm sự hài lòng cao nhất của khách hàng;

c) Quản lý các tài sản do chủ sở hữu giao, thường xuyên theo dõi sự hoạt động của các công trình thoát nước và báo cáo với chủ sở hữu tài sản;

d) Theo dõi và báo cáo với chủ sở hữu về hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước;

e) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống thoát nước, bảo đảm việc thu gom, xử lý và xả nước vào môi trường theo thoả thuận; sửa chữa kịp thời các trục trặc, hư hỏng;

f) Bồi thường thiệt hại gây ra cho khách hàng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng dịch vụ;

g) Việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước và các tài sản di động theo đúng các quy trình tác nghiệp đã được phê duyệt;

h) Theo dõi, thiết lập cơ sở chỉ dữ liệu các hộ xả nước;

l) Hàng năm hoặc đột xuất xây dựng ckế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thoát nước trình chủ sở hữu phê duyệt;

m) Xây dựng dự thảo về phí thoát nước gửi Sở Xây dựng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 10. Hợp đồng quản lý vận hành

Hợp đồng quản lý vận hành được ký kết giữa chủ sở hữu và đơn vị quản lý vận hành, với các nội dung chính được quy định trong Thông tư 09/2009/TT-BXDngày 21/5/2009.