Báo cáo phương án quản lý điều hành Nhà máy nước Bắc Ninh- Phần 2(13/12)

Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh 15/05/2018

Nhà máy nước Bắc Ninh đang làm việc trên 100% công suất, nên đòi hỏi mỗi cán bộ CNV trong nhà máy phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có trình độ tay nghề và chuyên môn vững vàng thì mới hoàn thành được tốt công việc.

I. Sơ đồ tổ chức 

II. Phân công nhiệm vụ:

1. Quản đốc:

- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy.

- Chỉ đạo tổ cơ khí, khu giếng khoan và khu xử lý.

- Lập kế hoạch bảo dưỡng, vận hành và sửa chữa các máy móc thiết bị…

- Lập dự toán và thanh quyết toán vật tư sửa chữa phục vụ sản xuất, mua trang thiết bị máy móc.

- Quản lý nhân công, giờ làm việc và các chế độ lương, thưởng, phép.

- Giám sát kiểm tra công việc hàng ngày của các bộ phận đang thực hiện

- Giải quyết các đề suất của CBCNV trong Phân xưởng

2. Phó Quản đốc:

- Giúp việc cho Quản đốc và chỉ đạo và điều hành thay khi Quản đốc đi vắng.

- Chỉ đạo trực tiếp tổ Hóa Nghiệm và tổ vận hành khu xử lý: Theo dõi, kiểm tra và giám sát chất lượng nước hàng ngày, định lượng hóa chất Vôi, Phèn và Clo xử lý nước.

- Giám sát các bộ phận thực hiện theo quy trình sản xuất và các sổ ghi chép.

- Giám sát việc chấp hành nội quy lao động, an toàn và bảo hộ lao động.

- Theo dõi lượng nước thô và nước sạch sản xuất.

- Theo dõi chỉ đạo công tác bảo vệ, vệ sinh công nghiệp, cảnh quan nhà máy.

3. Kỹ thuật:

- Thống kê kế hoạch bảo dưỡng các thiết bị theo lịch

- Theo dõi các công việc xây dựng, sửa chữa máy móc thiết bị.

- Tổng hợp nghiệm thu thanh quyết toán các công việc phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng và vào sổ theo dõi quản lý tài sản của phân xưởng.

- Tổ chức triển khai và làm các công việc lãnh đạo giao.

- Chịu trách nhiệm với các công việc như theo dõi điện, nước, mực nước động, tĩnh.

4. Đối với các trưởng ca, tổ trưởng.

- Hoàn thành các công việc được giao ở sổ hoặc phiếu giao việc.

- Triển khai kịp thời các quy định, chỉ thị, thông báo của công ty và phân xưởng đến các thành viên trong tổ.

- Phân công và giám sát các tổ viên thực hiện tốt các công việc cấp trên giao và trực đúng vị trí được phân công.

- Báo các kịp thời các sự cố hoặc các sự việc sẩy ra với lãnh đạo phân xưởng

- Trưởng ca, tổ trưởng trực ở vị trí then chốt của nhà máy như: Trạm bơm II, nhà điều hành khu giếng và quán xuyến công việc chung.

- Trưởng ca hoặc tổ trưởng đi vắng phải giao việc cho tổ viên phụ trách thay.

- Ngày mùng 2 hàng thàng các tổ trưởng, trưởng ca nộp phiếu bình xét lao động ABC của tháng trước về phân xưởng để xếp loại lao động.

- Vào đầu ca các tổ trưởng, trưởng ca báo các với lãnh đạo phân xưởng về quân số và nhận nhiệm vụ trong ngày.

5. Tổ viên vận hành, hóa nghiệm, bảo vệ.

- Thời gian thực hiện theo 3 ca 4 kíp, làm việc 24/24 giờ trong ngày.

- Tổ viên trực vận hành trạm bơm giếng: Vệ sinh tại giếng mình phụ trách, thường xuyên kiểm tra các thông số cũng như tình trạng hoạt động của các giếng.

- Tổ viên trực vận hành cụm lắng lọc, nhà hóa chất, khu bùn và khu vôi.

- Tổ viên bảo vệ: Bảo vệ toàn bộ khu vực trong nhà máy, giám sát giờ công nhân đi làm, khách vào và ra nhà máy, các tổ đội lên lấy vật tư

- Tổ viên tổ hóa nghiệm:

+/ Kiêm tra chất lượng nước tại từng khâu sản xuất

+/ Kiểm tra chất lượng nước khi có kiến nghị của khách hàng

+/ Kiểm tra chất lượng nước ở mạng phân phối cùng TTYTDP tỉnh với tần suất 2 lần/tháng.

+/ Kiểm tra chất lượng nước nguồn, tần suất 2 lần/tháng

+/ Kiểm tra cát của từng giếng, tần suất 2 lần/tháng

+/ Theo dõi đồng hồ nước thô khu xử lý từng giờ để kiểm soát lưu lượng nước, số giếng hoạt động.

+/ Kiểm tra nước phân phối vào cụm lắng lọc của 2 giai đoạn đã hợp lý chưa

+/ Kiểm tra giám sát việc pha chê và định lượng hóa chất: Vôi, Phèn và Clo.

+/ Kiểm soát việc suất và nhập Vôi, Phèn, Clo hàng ngày

+/ Cập nhật, theo dõi vật tư hóa chất dùng cho phân tích nước, lập kế hoạch hàng quý trên cơ sở định lượng chi tiết số mâu làm hàng quý và định lượng từng loại hóa chất để báo cáo phân xưởng.

- Tổ viên tổ cơ khí:

+/ Sửa chữa máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng tốt, kịp thời phục vụ sản xuất.

+/ Bảo dưỡng các máy móc thiết bị theo lịch, theo kế hoạch.

+/ Những việc làm hàng ngày của tổ cơ khí sẽ được tổ trưởng hoặc tổ viên ghi vào sổ nhật ký công việc tổ cơ khí, ghi vào cuối ngày làm việc, phân xưởng sẽ tập hợp các việc sửa chữa đó vào lý lịch quản lý tài sản phân xưởng.

6. Hành chính, tạp vụ.

- Theo dõi số lượng vật tư sử dụng cho sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng và các chi phí hành chính hàng tháng.

- Làm các thủ tục xin xuất nhập vật tư, chứng từ thanh quyết toán của phân xưởng.

- Làm chế độ tiền lương, thưởng và các chế độ thanh toán khác cho phân xưởng.

- Vệ sinh khu xử lý và các công việc khác do lãnh đạo phân xưởng phân công.

- Đun nước uống hàng ngày cho phân xưởng.

- Cắt cỏ, tưới cây để cảnh quan nhà máy Xanh - Sạch - Đẹp.

III. Công tác quản lý điều hành

- Giám sát vận hành đúng quy trình, nâng cao kỹ năng vận hành, có trách nhiệm với công việc. Trong khi làm việc phải ghi chép đầy đủ các thông tin và số liệu vào sổ theo dõi.

- Thường xuyên kiểm tra các thông số cũng như tình trạng hoạt động của các máy móc thiết bị.

- Thưỡng xuyên theo dõi mức nước tại bể và đài chứa để có chế độ chạy hợp lý.

- Điều chỉnh hóa chất cho phù hợp với lượng nước thô thực tế, đảm bảo chất lượng nước ra đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

- Pha chế hóa chất đúng với định mức đề ra.

- Lập biểu đồ theo dõi lượng nước tiêu thụ từng giờ/ngày để có chế độ chạy hợp lý và để so sánh với các năm trước đó.

- Lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị sau đó ghi chép vào sổ nhật ký.

- Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu quan trọng: Độ đục, pH, clo dư

- Thực hiện tốt các công tác hiệu chỉnh, hiệu chuẩn máy móc thiết bị phân tích định kỳ.

- Nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp phân tích, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước và có biện pháp giảm thiểu chỉ số Pecmanganat.

IV. Kiến nghị

- Các giếng có hàm lượng cát lớn cho tiến hành thổi rửa và cho lắp công suất động cơ nhỏ hơn.

- Lắp biến tần cho toàn bộ các giếng khai thác, đặc biệt là các giếng có độ khép van lớn.

- Khảo sát và lập biểu đồ quản lý các nguồn gây ô nhiễm đến chất lượng nước nguồn.

- Khoan thêm giếng để đảm bảo lưu lượng và nhu cầu dùng nước của khách hàng.

- Xử dụng các tấm lắng trong các bể lắng.

- Thay thế bể lọc 1 lớp vật liệu bằng bể lọc 2 lớp vật liệu (lớp trên là than Antraxit, lớp dưới là cát thạch anh).

- Xử dụng phèn PAC sản xuất trong nước (Ví dụ Công ty hóa chất Việt Trì) thay thế phèn PAC của Trung Quốc.

- Đề nghị lãnh đạo công ty xem xét lắp đặt hệ thống đo kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng nước online như pH, Độ đục, Clo dư để tiện cho việc kiểm soát chất lượng nước 24/24 và kịp thời điều chỉnh hóa chất cho phù hợp.

- Thực hiện nghiêm túc các công việc, quy trình vận hành theo hệ thống ISO 9001-2008.

- Do một số các máy móc thiết bị (ví dụ các động cơ công suất lớn) đã hoạt động lâu năm nên công tác bảo trì, bảo dưỡng phải được thực hiện theo đúng kế hoạch dã đề ra và phải đảm bảo chất lượng khi thực hiện.

- Do hiện tại các máy bơm ở trạm bơm II được vận hành thường xuyên nên đề nghị lãnh đạo xem xét việc lắp thiết bị khởi động mềm cho 03 máy bơm còn lại.

- Các công việc về bảo dưỡng, bảo trì, thay thế thiết bị linh kiện khi thực hiện phải được lưu thành hồ sơ đầy đủ và cẩn thận.

- Khôi phục lại tủ báo tín hiệu điều khiển của toàn bộ thiết bị trong nhà máy, chuyển đến vị trí thích hợp cho công tác vận hành theo dõi giám sát.

- Khôi phục lại đồng hồ đo mực nước đài, mực nước bể chứa nước sạch đã bị hỏng.

- Trang bị thêm một số thiết bị cho tổ cơ khí và từng vị trí vận hành.

- Thiết lập chế độ báo cáo tình hình sản xuất nước, tiêu thụ hóa chất hàng ngày vào máy tính của lãnh đạo công ty qua internet.

- Thay đổi điểm đo và điểm đặt đồng hồ đo nước sạch để khi chạy áp thấp và áp cao đều có thể theo dõi được

- Tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao tay nghề về công tác xử lý nước và kiểm tra chất lượng nước cho công nhân vận hành.

Tác giả: Trần Nhật Cường